Cải tiến công nghệ xéc men ổ đỡ máy phát điện trong đại tu nâng cấp các tổ máy

Ổ đỡ là cụm chi tiết rất quan trọng thuộc phần cơ khí máy phát điện, với chức năng đỡ toàn bộ khối lượng phần quay của tổ máy thủy lực và lực dọc trục do dòng chảy tác dụng lên các cánh bánh xe công tác với tổng tải trọng là 935 tấn.

Ổ đỡ lắp tại giá chữ thập trên, bao gồm một đĩa gương bằng thép rèn được gia công tinh sau nhiệt luyện có độ bóng từ Ñ9 ¸ Ñ11 bắt chặt với may ơ trên trục máy phát điện (may ơ được bắt chặt với trục máy phát bằng phương pháp ép nóng), phía dưới mặt gương là 10 tấm xéc men (tấm chặn) được đặt lệch tâm so với đĩa đàn hồi từ 7 ¸ 9 %, các đĩa đàn hồi được đặt trên đầu các bulông chỏm cầu có bán kính R=250mm. Tất cả các chi tiết trên được lắp chung trong một bể chứa dầu tua bin. Khi trục máy phát mang theo Roto quay (theo chiều kim đồng hồ), dầu trong ổ đỡ sẽ chuyển động theo phương di chuyển của mặt gương, một màng dầu có khả năng chịu tải trọng lớn được nén vào giữa bề mặt làm việc của các tấm xéc men và mặt gương. Khi đó ma sát lớn giữa bề mặt xéc men và mặt gương đã được thay thế bằng ma sát rất nhỏ (do màng dầu được tạo nên), làm cho bề mặt xéc men và mặt gương không bị cháy.
Việc tạo ra màng dầu trên bề mặt làm việc của các tấm xéc men là hết sức quan trọng nó có tính chất quyết định đến khả năng làm việc và độ bền của ổ đỡ, đặc biệt là trong điều kiện tổ máy vận hành với tốc độ thấp hơn tốc độ định mức (khi khởi động và ngừng máy).
Các máy phát điện của Nhà máy thuỷ điện Thác Bà, trước đây sử dụng các tấm xéc men ổ đỡ công nghệ cũ của liên xô thân làm bằng thép, bề mặt được phủ một lớp babit     B-83 dày từ 3 ¸ 5 mm để tạo các rãnh dầu trên bề mặt và chịu tải trọng lớn. Trong thực tế nhiều năm vận hành, sửa chữa đã bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế:

+   Việc tạo từ 1¸ 2 rãnh dầu/1 cm2  với chiều sâu từ 0,1 ¸ 0,2mm trên bề mặt babit B-83 của xéc men vừa có hướng đúng theo chiều quay của Roto vừa phải đủ chứa dầu để đảm bảo tạo được màng dầu là hết sức khó khăn, cần phải có thợ tay nghề cao và kỹ năng thuần thục.


+   Màng dầu chỉ duy trì được trong vòng 24 giờ, nếu dừng máy lâu hơn thì trước 24 giờ phải chạy máy không tải để duy trì màng dầu, nếu phải dừng lâu hơn nữa thì phải kích nâng Roto để tạo lại màng dầu. Như vậy khi có lệnh của các cấp điều độ đưa tổ máy vào vận hành nhân viên vận hành phải thực hiện nhiều thao tác dẫn đến chậm thời gian hoà các tổ máy vào lưới điện. Mặt khác khi khởi động và ngừng tổ máy, do tốc độ còn nhỏ hơn tốc độ định mức (màng dầu được hình thành còn mỏng) ma sát giữa bề mặt làm việc của các xéc men và mặt gương lớn dẫn đến tăng nhiệt độ. Nếu khởi động và dừng nhiều lần thì xéc men và các chi tiết chịu lực của ổ đỡ sẽ bị giảm tuổi thọ do: mài mòn, áp lực, tăng nhiệt độ…đây là các nguyên nhân chính gây ra sự cố cháy ổ đỡ.



+   Không được phép khởi động lại tổ máy trong một giờ vì sau khi ngừng các tấm xéc men đang biến dạng và bề mặt babit giãn nở không đều (tiếp xúc điểm) dễ làm cháy bề mặt xéc men. Điều này rất ảnh hưởng cho điều độ khi cần huy động công suất.

Trong đại tu phục hồi và nâng cấp tổ máy số 2 vào năm 2004 và tổ máy số 1 vào năm 2006 theo yêu cầu của chủ đầu tư, Nhà thầu đã thiết kế, chế tạo loại xéc men công nghệ mới hiện đại hơn có chế độ làm việc tốt hơn. Thân xéc men vẫn được chế tạo bằng thép nhưng bề mặt Babít B-83 được thay bằng lớp Teflon (nhựa tổng hợp). Loại xéc men với công nghệ mới này chỉ mới được chế tạo ở Nga. Xéc men Teflon không những đã khắc phục được những điểm hạn chế của loại xéc men babit mà còn có những đặc tính công nghệ nổi trội:

+  Không cần tạo các rãnh chứa dầu trên bề mặt Teflon.



+  Thời gian giữ được màng dầu trên bề mặt xéc men là 72 gìơ tức là gấp 3 lần xéc men Babit.
+  Có thể khởi động tổ máy với số lần không hạn chế kể cả ngay sau khi tổ máy đã ngừng hẳn.
+  Khả năng chịu tải của xéc men tăng lên đáng kể từ 33,5kg/cm2 (xéc men Babit) lên 44 kg/cm2 (xéc men Teflon).
+  Khởi động tổ máy êm dịu (tốc độ tổ máy tăng dần từ 0 đến tốc độ định mức – cánh hướng nước mở dần đến 25%) còn với loại xéc men Babít khi khởi động tốc độ tổ máy phải tăng nhanh từ 0 đến tốc độ định mức – cánh hướng nước mở nhanh đến 35 - 40% gây chấn động mạnh tổ máy và hư hỏng các thiết bị cơ khí của tổ máy.
+  Có thể phanh máy ở tốc độ thấp (17%) khi ngừng máy giúp tổ máy giảm chấn động còn đối với loại xec men cũ phải phanh máy ở tốc độ khá cao (25%) do màng dầu được hình thành rất mỏng khi tốc độ thấp làm tổ máy bị chấn động mạnh.
Việc thay thế các xéc men Babit bằng các xéc men Teflon là đặc biệt quan trọng khi các tổ máy phải khởi động và ngừng nhiều lần trong ngày đồng thời tạo thuận lợi rất nhiều cho việc vận hành, sửa chữa làm tăng hệ số an toàn (do tăng khả năng mang tải của ổ đỡ). Giảm thời gian giữa hai lần khởi động liên tiếp, kịp thời đưa các tổ máy vào vận hành không tải và hoà lưới khi các cấp điều độ cần huy động công suất.

  • 23/10/2007 12:00
  • Theo: Phòng Kỹ thuật - CTY CP Thuỷ điện Thác Bà
  • 0 nhận xét

Gửi nhận xét